Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Chức


         Trong một tổ chức mà khi nhà lãnh đạo xa rời nhân viên của mình. Không có sự hiểu biết, cảm thông và chia sẻ với các nhân viên. Ngược lại, nhân viên cũng không có sự hiểu biết sâu sắc về người lãnh đạo của mình. Họ làm việc với nhau chỉ theo lối hình thức, xã giao. Cư xử giả dối, giả tạo và không chân thành với nhau. Thì tổ chức đó rất khó vững mạnh.

        Vì khi người lãnh đạo không hiểu rõ nhân viên của mình. Không biết được sở trường, sở đoản và các cá tính đặc biệt, khác người của người nhân viên. Thì người lãnh đạo sẽ sắp xếp vị trí trong không việc không phù hợp với tâm lý, sở trường, sở đoản của mỗi nhân viên. Vì thế mà hiệu quả công việc không cao. Có khi còn gây bức xúc, khó chịu trong nhân viên. Thứ hai, khi người lãnh đạo không hiểu rõ các nhân viên của mình để đưa ra cách ứng xử phù hợp với từng người, từng vụ việc xảy ra. Thì người đó rất dễ rơi vào sự quan liêu, xa cách quần chúng và rất khó làm nhân viên của mình phải tâm phục, khẩu phục. Khi không lấy lòng được nhân viên. Người lãnh đạo đó thật khó có thể làm nhân viên tận tâm, tận lực vì mình.
        Ngược lại, khi nhân viên không hiểu rõ tâm tính của sếp mình thì sẽ rất dễ làm mất lòng sếp. Mất lòng sếp thì công việc khó trôi chảy. Khó thăng tiến, và có khì còn rất dễ bị thất nghiệp.
        Một người khôn ngoan khi nhìn vào một tổ chức mà thấy nhà lãnh đạo và những người nhân viên xa cách nhau. Họ không phải là một tổ chức đồng lòng, nhất trí thì sẽ lặng lẽ rút khỏi tổ chức đó. Không dại dột tham lợi lộc mà ở đó làm gì. Một tổ chức sắp rơi vào sự tan rã như thế thì bọn tiểu nhân, bè phái rễ lên. Những người chân chính, ngay thẳng dễ bị xúc xiểng, chù dập, có khi còn gặp họa lớn. Thế nên tốt nhất là nhanh chóng rời đi là tốt nhất. Sống ở đời cần biết khi cương, khi nhu, khi tiến, khi lùi sao cho hợp lý thì mới dễ đạt được thành công và hạnh phúc.
                                                                  Tác giả: Phạm Thị Hợi

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét