Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2016

Nhau


       Trò đời, yêu nhau yêu cả đường đi. Ghét nhau ghét cả tông chi họ hàng. Dù một người có lý trí sáng suốt đến đâu. Thì cái sự yêu ghét của mỗi người vẫn thuộc về phạm trù tình cảm. Thế là người ta vẫn yêu ghét theo những trạng thái cảm xúc tương đối tự nhiên theo kiểu cỏ ngọt nhổ cả cụm và chết chùm.

       Điều này xuất phát từ một bản năng tự nhiên và cả bản năng xã hội của con người. Khi ta yêu một người, sẽ thấy mọi thứ của người đó đều đẹp, đều tốt. Dù thế giới có biết bao nhiêu người hơn người ấy. Nhưng trong mắt ta, người ấy vẫn là hoàn mỹ nhất. Thậm chí ta còn lấy người ấy làm thước đo, làm mẫu hình để đánh giá. nhìn nhận người khác. Mọi hồi ức về người ấy đều lung ninh tỏa sáng. Những nơi được cùng ở bên người ấy sẽ là những dấu ấn khó phai mờ trong tim ta. Như một lẽ tự nhiên ta yêu tất cả những gì giống người ấy. Yêu tất cả những gì xung quanh người ấy. Họ là bạn bè, người thân và họ hàng của người ấy. Còn nói về bản năng xã hội thì khi ta yêu một người. Hai người sẽ thường xuyên gặp gỡ, đi chơi với nhau. Và những mối quan hệ của người này cũng sẽ trở thành sự quen biết của người kia và ngược lại. Gặp nhau nhiều, hiểu nhau sâu, nhất là lại có thêm sự cộng hưởng của người mà mình yêu thương. Thế là ta yêu hết tất cả các mối quan hệ thân sơ của người ấy.
      Tương tự như tình cảm yêu. Khi ta ghét một ai đó, ta sẽ ghét tất cả các mối quan hệ thuộc về người ấy. Ghét những gì giống người ấy. Tẩy chay mọi thứ liên quan với người ấy trong cuộc sống của chúng ta. Thật đúng là:
     Trong thực tế, cái sự yêu, ghét chùm đống như vậy cũng rất có lý của nó. Vì khi ta yêu thương ai đó. Thông thường những người thân thật sự của người đó cũng rất quý mến ta. Vì ta và người ấy cùng thương yêu người mà ta yêu, chỉ là sự khác nhau về cung bậc tình cảm. Còn khi ta ghét ai đó. Ta đối xử tồi tệ với họ. Thì đương nhiên, những người thân của người đó cũng chẳng ưa gì ta. Thậm chí họ còn làm hại ta. Vì thế ta nên tránh xa họ ra càng tốt.
                                                                 Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết                                   

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét