Con người là loài động vật cao cấp nhất. Vì thế trật tự xã hội của loài người cũng khác với loài vật. Nếu như ở các loài vật, con đầu đàn thường là con to khỏe và mạnh nhất. Thì ở trong xã hội loài người, người đứng đầu thường là người có uy tín trong cộng đồng nhất. Họ không phải là những người thông minh nhất như các nhà khoa học, không phải là người có sức mạnh nhất như các vận động viên thể thao, cũng không phải là người có nhiều học hàm, học vị nhất như các giáo sư, tiến sĩ. Nhưng họ được cộng đồng tin tưởng, tín nhiệm và yêu thương nhất. Được mọi người nhất trí đồng loạt bầu lên nắm giữ các chức vụ cao nhất của một quốc gia.
Trong các gia đình cũng như ngoài xã hội, người già và trẻ nhỏ thường được ưu tiên. Đó không phải là những đối tượng mạnh nhất. Mà họ là những đối tượng yếu ớt, cần được giúp đỡ. Đạo lý của con người là hiếu lễ với người trên, nhường nhịn kẻ dưới, nâng đỡ kẻ yếu. Ai hành động, cư xử theo đúng đạo lý thì sẽ được mọi người kính trọng. Ai làm trái đạo lý, xã hội sẽ khinh thường, thậm chí tước đoạt một số quyền lợi của người đó.
Từ ngàn xưa, những cương thường đạo lý vẫn được coi là lễ gốc của đạo làm người. Ở nhà thì tôn trọng, lễ phép với cha mẹ, ông bà. Ra ngoài thì lễ độ người già, kính trọng cấp trên, yêu thương hữu hảo với đồng nghiệp. Gặp người hoạn nạn thì giúp. Chân lý lớn nhất ở đời người là phải biết vươn lên trong cuộc sống. Vượt khó, vượt khổ đạt được tất cả những gì mình muốn một cách thành thực nhất.
Ở đời ta vẫn thường thấy những người có bằng cấp, học vấn đầy mình lại đi làm thuê cho những người rất bình thường. Lại phải đem hết tài năng, trí lực, tài lực ra phục vụ họ, răm rắp nghe lời họ vì sao? Cũng lại thấy những cậu thanh niên sức vóc hơn người lại lễ mễ tôn trọng, phục dịch một người phụ nữ già nua, yếu đuối là mẹ mình vì sao? Cũng thường thấy những cô cậu học trò, sinh viên thông minh dĩnh ngộ, anh tuấn hơn người. Gia cảnh thì bề thế. Thế mà lại một dạ hai vâng, kính trọng lễ phép với thầy cô giáo của mình vì sao? Đó chính là đạo lý vua tôi, thầy trò và hiếu lễ. Loài người khác loài vật cũng ở chỗ ấy.
Không phải khi cha me cực nhọc nuôi con khôn lớn, tài năng rồi quay ra khinh thường, xa lánh, vứt bỏ cha mẹ. Làm vậy vừa là bất hiếu vừa là bất nghĩa. Đến nuôi một con chó nó cũng sẽ rất yêu quý, nghe lệnh và bảo vệ người chủ. Lẽ nào sinh ra và nuôi lớn một con người lại không được như vậy? Trong các giềng mối giữ đạo làm người. Đạo lý trung hiếu được cho là quan trọng nhất.
Tác giả: Phạm Thị Hợi
(Ảnh internet)
Xem thêm các bài viết
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét