Thứ Hai, 20 tháng 6, 2016

Nhân trị

       Chúng ta đang sống trong một xã hội gồm rất nhiều con người với nhau. Mỗi người một ngành nghề, một sự hiểu biết khác nhau. Trong lòng mỗi người, gần như ai cũng cho mình là số một. Vậy điều gì gắn kết giữa những con người lại với nhau tạo thành một xã hội? Đó chính là chữ “nhân”. Chữ nhân trong các xã hội phương Đông là sự nhân đức chung cho cả thiên hạ. Chữ “ nhân” là cái gốc của mọi điều thiện. Ai có nhiều lòng nhân ái, nhân đức sẽ được mọi người kính trọng, tin tưởng và giúp đỡ.

       Các bậc vua chúa thời xưa rất coi trọng chữ “ nhân”. Và một thời học thuyết “ nhân trị” của Khổng Tử đã trở thành phương pháp trị nước của rất nhiều các nước phương Đông. Đến nay, những đạo đức Nho Giáo vẫn được rất tôn trọng ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc … Tư tưởng cơ bản của học thuyết “ nhân trị” là việc dùng đức nhân để thu phục lòng người. Tuy vậy, sau nhiều thế kỷ sử dụng học thuyết này để trị quốc. Các nước phương Đông trở nên yếu ớt, xã hội tuy bình yên nhưng không phát triển. Đặc biệt là khoa học kỹ thuật thì càng rất kém phát triển. Và kết quả là vào thế kỷ 20, gần như tất cả các nước châu Á đã trở thành thuộc địa của các nước phương Tây. Vào những năm cuối của thế kỷ 20, đa phần các nước này đã dành lại được sự độc lập cho dân tộc mình. Đi đầu phong trào giải phóng dân tộc là Việt Nam. Sau đó, học thuyết “ nhân trị” không còn được sử dụng rộng rãi trong việc trị quốc ở các nước Châu Á nữa. Đa phần họ đều dùng học thuyết “ pháp trị”  của Hàn Phi Tử để xây dựng một nhà nước pháp quyền.
        Tuy nhiên, những nền tảng của đạo đức Nho Giáo vẫn ăn sâu, bám dễ trong lòng mỗi người dân của các nước châu Á. Nó tạo thành một nền tảng văn hóa phương Đông. Điều này không thể thay đổi trong ngày một, ngày hai. Vì nền học vấn, đạo đức Nho Gia đã tồn tại cả ba nghìn năm nay ở các nước phương Đông.
       Trong thời đại ngày nay, học thuyết “nhân trị” vẫn có một giá trị to lớn về nhận thức và tư tưởng của con người. Nếu một nền chính trị kết hợp được học thuyết “ nhân trị” và “ pháp trị”, chắc chắn sẽ tạo ra một đất nước phồn vinh và phát triển. Chữ “ nhân” là nền tảng của đạo đức  Nho Giáo. Theo tôi, dù xã hội có còn tôn trọng đạo đức Nho Giáo hay không, thì một nền tư tưởng, đạo đức đã tồn tại cả 3000 năm ở các nước phương Đông cũng rất đáng để ta tìm hiểu và suy ngẫm về chúng!

                                                              Tác giả: Phạm Thị Hợi
Xem thêm các bài viết

<< Đưa không gian xanh vào nhà phố

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét